Lãi cho vay cao, vì sao nhiều công ty tài chính vẫn lỗ lớn?
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.Lính trẻ trồng và bán rau ở 'Gian hàng 0 đồng', chỉ nhận lại mỗi nụ cười
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
Bóng đá Việt Nam cần làm lại: Nên ‘mặc tấm áo’ vừa vặn
Sáng 10.1, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM phối hợp Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM, Công ty cổ phần thương mại cơ khí Tân Thanh tổ chức chương trình mổ mắt miễn phí cho hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM và thân nhân.Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Văn Rảnh, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM cho biết: “Chương trình nhằm giúp những hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn mổ mắt miễn phí. Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM là cầu nối, gắn kết sẻ chia yêu thương để bệnh nhân nghèo có cơ hội được điều trị tốt nhất”. Trong khuôn khổ chương trình, có 47 bệnh nhân được mổ mắt miễn phí. Trước đó, vào tháng 7.2024, chương trình đã hỗ trợ 73 bệnh nhân.Tại chương trình, ông Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng ban tổ chức chính sách, Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM cho biết, công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác thiện nguyện là tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM. “Chương trình mổ mắt miễn phí là hoạt động ý nghĩa nhằm đem lại ánh sáng cho hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của hội viên và thân nhân của họ”, ông Mạnh nói. Ông Phạm An Bình (64 tuổi, ở Q.12) bày tỏ sự vui mừng khi được mổ mắt miễn phí: “Nhờ có lãnh đạo các ban ngành, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Giao thông vận tải TP.HCM và các nhà hảo tâm mà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn như tôi được tìm lại ánh sáng cho đôi mắt. Tôi vui vì kể từ nay tôi có thể nhìn rõ hơn và sinh hoạt thường ngày một cách bình thường”.
Khu vực miền Bắc, giá heo hơi tăng 2.000 đồng ở Thái Bình và Hà Nội tăng 1.000 đồng cùng đạt mức cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Các tỉnh Ninh Bình, Lào Cai, Thái Nguyên cùng tăng 1.000 đồng lên 62.000 - 63.000 đồng/kg. Giá heo hơi các địa phương còn lại dao động phổ biến từ 62.000 - 63.000 đồng/kg, riêng Nam Định thấp nhất khu vực với 61.000 đồng/kg.
Ba thập niên thăng trầm của oligarch Nga
Apple giới thiệu trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Apple Intelligence từ năm ngoái, ban đầu chỉ hỗ trợ tiếng Anh. Sau đó, hãng thông báo sẽ sớm mở rộng hỗ trợ thêm các ngôn ngữ mới gồm Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc, cùng với tiếng Anh-Ấn và Anh-Singapore.Trong báo cáo tài chính quý 4/2024 vừa được hãng công bố, CEO Tim Cook xác nhận Apple sẽ cập nhật nhóm ngôn ngữ trên cho Apple Intelligence trong bản cập nhật iOS 18 ra mắt vào tháng 4. Cùng với việc thêm nhiều ngôn ngữ, trí tuệ nhân tạo của Apple sẽ được ra mắt chính thức tại các quốc gia châu Âu, trong đó có toàn bộ 27 thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nguyên nhân chính của sự chậm trễ là những tác động từ Đạo luật Thị trường số (DMA) do liên minh này ban hành, nhưng chỉ ảnh hưởng tới iPhone và iPad. Các mẫu MacBook có Apple Intelligence đã bán tại EU trước đó.Nhiều thông tin xác nhận bản cập nhật ra mắt vào tháng 4 sẽ là iOS 18.4 và iPadOS 18.4. Trong phiên bản này, Siri được cho là sẽ tích hợp sâu hơn Apple Intelligence để có khả năng thấu hiểu người dùng ở mức độ cao hơn, học hỏi từ tương tác, ghi nhớ sở thích, truy cập dữ liệu trên màn hình... để đưa ra phản hồi chính xác, có tính cá nhân hóa cao.Trước đó, trong một thông báo vào tháng 9.2024, không lâu sau khi ra mắt iOS 18, hãng cho biết nhiều ngôn ngữ sẽ khả dụng với Apple Intelligence từ năm 2025, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên ở phần chia sẻ trong buổi công bố báo cáo tài chính, tiếng Việt không được đề cập ở gói ngôn ngữ sẽ có vào tháng 4 sắp tới.Tiếng Việt chưa từng là ngôn ngữ ưu tiên của Apple khi đến tận thời điểm này, sau nhiều năm ra mắt Siri và CEO Tim Cook không dưới một lần khẳng định Việt Nam là thị trường phát triển nhanh của hãng, trợ lý ảo của Apple vẫn chưa có tiếng Việt. Thậm chí, bộ gõ tiếng Việt trên iPhone, MacBook liên tục gặp lỗi đã nhiều năm nhưng hãng cũng không có động thái khắc phục, xử lý.